Nhà ngoại cảm “huyền thoại” Phan Thị Bích Hằng từng nổi như cồn một thời đang phải đối mặt với rất nhiều những dấu chấm hỏi về khả năng “ngoại cảm” thực sự của mình trong việc tìm hài cốt liệt sĩ. Cùng với đó là những cáo buộc lừa đảo gia đình liệt sĩ. Nổi cộm là sự việc tìm thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
Một mâu thuẫn chưa có lời giải thích thoả đáng là phía gia đình liệt sĩ thì khẳng định đó là phần hài cốt còn lại của liệt sĩ Kiên, còn phía Viện Pháp y Quân đội cùng với VTV thì khẳng định đó là mành sành vụn và răng lợn sau khi có kết quả giám định ADN.
Nhưng hãy khoan bàn về sự chính xác của cái gọi là “hài cốt” liệt sĩ đó. Việc đáng nói ở đây là sự hiểu biết “có hạn” của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trong việc phát ngôn về hàm của liệt sĩ Phùng Chí Kiên.
Tại cuộc Hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sỹ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại của liệt sỹ Phùng Chí Kiên do Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, liên hiệp UIA – báo Khoa học & Đời sống tổ chức sáng 6/11, bà Phan Thị Bích Hằng có đoạn nói: “Tháng 3/2008, tôi được đặt vấn đề là đi tìm thủ cấp của Trung tướng. Trước đây tôi thường đi tìm hài cốt nguyên vẹn. Bây giờ, là tìm hài cốt của tướng Kiên với một phần thi thể không nguyên vẹn là thủ cấp. Tôi rất xúc động trước câu chuyện của những người đồng đội của Trung tướng”!
Phan Thị Bích Hằng phong cho liệt sĩ Phùng Chí Kiên là Trung tướng
Nhưng được biết, ngày 18/12/2007, sau khi nhận được công văn của Tỉnh ủy Nghệ An và Bộ tư lệnh Quân khu 4 đề nghị làm nhà lưu niệm đồng chí Phùng Chí Kiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư đến đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy trung ương và Đại tướng Phùng Quang Thanh – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thư có đoạn: “(…) Đồng chí Phùng Chí Kiên là một đồng chí tiền bối cách mạng. Đồng chí tham gia Thanh niên cách mạng đồng chí hội từ rất sớm, sang Trung Quốc hoạt động từ 1915, được dự lớp bồi dưỡng cán bộ cách mạng của Bác Hồ ở Quảng Châu, được Bác cử đi học trường quân sự Hoàng Phố. Về sau, đồng chí sang Nga học trường Đại học Phương Đông. Trở lại hoạt động ở Trung Quốc, đồng chí tham gia chuẩn bị và dự Đại hội lần thứ nhất của Đảng ở Ma Cao, được bầu vào Trung ương và sau đó được bầu vào Thường vụ TW Đảng. Năm 1940, tôi và anh Phạm Văn Đồng được Đảng cử sang Trung Quốc để gặp Bác. Chúng tôi có gặp anh Phùng Chí Kiên và một số đồng chí. Tôi may mắn cùng ở chung một nhà với anh Phùng Chí Kiên một thời gian, chúng tôi sống với nhau rất thân thiết. Lúc đó anh phụ trách chúng tôi và tổ chức cho chúng tôi đi gặp đồng chí Vương tức Bác Hồ ở Thúy Hồ. Chuẩn bị về nước, anh được Bác phân công tham gia viết tài liệu “Con đường giải phóng” để mở lớp huấn luyện cho thanh niên yêu nước ở Nậm Quang. Về nước, anh tham gia hội nghị Trung ương VIII tháng 5 năm 1941 đề ra đường lối cách mạng giải phóng dân tộc. Anh được phân công chỉ đạo khởi nghĩa Bắc Sơn. Khi địch khủng bố trắng, Anh dẫn một bộ phận lực lượng vũ trang rút về hướng Cao Bằng. Trên đường rút lui bị địch phục kích, Anh đã bị thương, bị địch bắt, hành hạ rất dã man, Anh vẫn kiên cường giữ vững khí tiết cách mạng; chúng đã chặt đầu Anh để khủng bố tinh thần quần chúng(…) Đồng chí Phùng Chí Kiên là vị tiền bối cách mạng, một cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng được Bác và Trung ương phân công phụ trách quân sự đầu tiên (…) Năm 1947 Bác Hồ đã ký quyết định truy phong hàm tướng đầu tiên cho đồng chí.
Phan Thị Bích Hằng bịa đặt bài thơ chữ “Nhẫn” của Tướng Giáp.
Như vậy là liệt sĩ Phùng Chí Kiên chỉ được biết là người được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, còn cấp bậc cụ thể như thế nào thì Bác không ghi rõ. Vậy việc nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng gọi liệt sĩ Phùng Chí Kiên là Trung tướng có phải là bà đã tự phong hàm cho tướng Kiên?
Cũng trong buổi hội thảo, bà Hằng còn nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bài thơ chữ Nhẫn: “5 năm trôi qua. Khi tôi đi tìm mộ tướng Kiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn còn sống. Khi tôi về, Đại tướng còn bắt tay hoan nghênh. Hôm nay, Đại tướng không còn, tôi không còn được bắt tay người và người cũng không còn nghe những báo cáo của tôi về việc tìm mộ liệt sĩ. Tôi rất đau buồn, đó là nỗi đau chung của dân tộc khi mất đi Đại tướng. Người đã dạy tôi có chữ nhẫn để yêu thương, có chữ nhẫn để vẹn toàn…
Mỗi lần sóng gió nổi lên tôi đã mang bài thơ chữ “Nhẫn” đó trước mặt mình và làm kim chỉ nam cho hành động. Bài thơ chữ “Nhẫn” đó giờ lại vang lên trong trái tim tôi”.
Mỗi lần sóng gió nổi lên tôi đã mang bài thơ chữ “Nhẫn” đó trước mặt mình và làm kim chỉ nam cho hành động. Bài thơ chữ “Nhẫn” đó giờ lại vang lên trong trái tim tôi”.
Nhưng được biết, bài thơ mà người ta vẫn lưu truyền có đoạn như thế này:
Có khi nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để liệu đường lo toan
Có khi nhẫn để vẹn toàn
Có khi nhẫn để chớ tàn sát nhau.
Theo nhà báo Đào Tuấn, báo Lao động thì cách đây ít lâu, có người khẳng định đây là bài thơ của Cụ cử Tử An Trần Lê Nhân (1888-1975) người làng Bát tràng đồng soạn giả Cổ học tinh hoa, từng làm quan đốc học tỉnh Hưng Yên. Và bài thơ này sau đó được Giáo sư Trần Văn Hà đọc tặng cho Đại tướng. Trên tạp chí “Thế giới trong ta”, giáo sư Trần Văn Hà (người cháu, gọi giáo sư Trần Lê Nhân là bác ruột) đã kể lại trong một dịp đến chúc tết “thầy Võ” , giáo sư đã đọc để Đại tướng nghe bài thơ “Nhẫn” này. Còn Đại tướng khi nghe xong thì vẩn vơ, dáng vẻ trầm ngâm.
Về việc này, người từng giúp việc cho Đại tướng là Đại tá Nguyễn Huyên cũng khẳng định Đại tướng không có bài thơ Nhẫn nào.
Theo Nguoi Dua Tin
Đăng nhận xét